Ở một mức độ thấp hơn, COP cũng có những lúc cho phép các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm giải trình từ năm này sang năm khác để chỉ ra những tiến bộ đạt được hoặc chưa đạt được. Tất nhiên, có một số khoảng cách đáng kể, chẳng hạn như đối chiếu con số 45% của tiến độ hành động khí hậu cần đạt được so với mức 11% mà các quốc gia đang đạt được trong kế hoạch hành động thực tế. Nếu không có gì khác, nó nhấn mạnh rằng các ưu tiên hành động hiện đang bị sai lệch. Tại đây, COP27 có cơ hội trao quyền cho các quốc gia diễn giải tính cấp bách của thông điệp để khi xem xét lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chúng ta có thể giải quyết các ưu tiên xung đột ở cấp địa phương bằng cách sử dụng giao diện toàn cầu để cải thiện tiến độ.
Hành động về khí hậu trong những trao đổi về tính bền vững thường bị quy chụp là nặng nề giống như mệnh lệnh xã hội. Tuy nhiên, đó là một phương pháp tiếp cận dựa trên tính minh bạch và mức độ gắn kết để giúp phân phối các công việc cần thiết một cách công bằng và bình đẳng. Một trong những điều mà chúng ta cần làm đúng trong mô hình thích ứng là làm rõ các chi tiết để hiểu rõ ràng và cụ thể về ý nghĩa của các đề xuất thích ứng đối với những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Nó có ý nghĩa gì đối với tầng lớp trung lưu và tầng lớp thượng lưu? Bởi vì để đạt được các mục tiêu hữu hình và đạt được tiến bộ thực sự, tất cả các bên liên quan cần được xem xét và tham gia vào cuộc việc trao đổi và đóng góp.
Tính bền vững không chỉ là sự trao đổi của số ít người có đặc quyền. Chúng ta cần có khả năng nói chuyện với những người khác nhau, những nền văn hóa khác nhau và những trình độ học vấn khác nhau. Tại đây, các doanh nghiệp có cơ hội tuyệt vời để mở rộng việc trao đổi về tính bền vững. Hầu hết các công ty tuyển dụng những người từ các nền xã hội và văn hóa khác nhau. Ngoài ra, họ có một chiến lược kinh doanh cần kết hợp các biện pháp bền vững. Bằng cách giải thích và đưa ra các biện pháp thích ứng với khí hậu đúng chỗ và có trách nhiệm với nó, các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô thu hút trong lực lượng lao động. Đây có thể là một công cụ truyền tải thông điệp phát triển bền vững cực kỳ mạnh mẽ, lan rộng từ nhân viên, hộ gia đình đến cộng đồng địa phương. Vì vậy, khả năng C-suite hiểu chiến lược bền vững có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp và áp dụng nó từ cấp cao cho đến cấp thấp là điều mấu chốt. Sự trao đổi này không được chỉ đơn giản phản ánh suy nghĩ của đội ngũ điều hành mà được trình bày rõ ràng từ sự tương tác và thấu hiểu của các bên liên quan.
Người trình bày một chiến lược bền vững để doanh nghiệp xem xét thực hiện thường là những người ra quyết định và các bên liên quan trong phòng. Điều quan trọng nữa là không giật gân cuộc trò chuyện. Nếu muốn thuyết phục lãnh đạo bắt tay vào cuộc hành trình net-zero, hãy dựa trên vào trường hợp mà doanh nghiệp đang ủng hộ. Về cơ bản, tác động đến điểm mấu chốt là gì? Đó cũng là việc sử dụng đúng đòn bẩy, tùy thuộc vào nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Phải có sự rõ ràng về các quy định, số liệu, KPI, khung quản trị và kế hoạch gắn kết các bên liên quan. Thông thường, đó là trường hợp nhờ các chuyên gia về chủ đề tham gia để thu thập các ý tưởng hay và biến chúng thành các chiến lược dài hạn khả thi. Xét cho cùng, nếu không hiểu đầy đủ về mô hình kinh doanh bền vững của mình, bạn sẽ không thể điều chỉnh chính xác.
Mức độ trưởng thành của phát triển bền vững
Nói về các quy định về tính bền vững, Châu Âu có một trong những khung quy định về tính bền vững tiên tiến nhất. Để so sánh, các quốc gia như Châu Phi thường kém phát triển hơn. Điều đó thường có nghĩa là nếu các doanh nghiệp châu Phi xuất khẩu vào châu Âu hoặc nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp châu Âu, thì việc thiếu tuân thủ tính bền vững có thể khiến họ gặp bất lợi trong việc cạnh tranh. Chắc chắn có cơ hội để COP27 và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu Paris tạo sân chơi bình đẳng bằng cách xem xét sự phát triển của các nền kinh tế khi áp dụng các quy định. Việc thúc đẩy cấp độ của tất cả người tham gia đến một mức độ ngang bằng sẽ ngăn các quốc gia và khu vực hoạt động khỏi “sự cô lập” hoặc sự “tẩy xanh” để đạt được lợi thế cạnh tranh.
Tăng cường tính minh bạch của quy định toàn cầu, rút ra bài học và chia sẻ kiến thức chuyên môn một cách cởi mở sẽ giúp thúc đẩy việc áp dụng tính bền vững sớm hơn cũng như việc áp dụng các phương pháp và ngôn ngữ được tiêu chuẩn hóa. Đối với các quốc gia và tổ chức đang tìm cách đẩy nhanh khuôn khổ phát triển bền vững của họ một cách đúng đắn, các ưu đãi như nguồn hỗ trợ tài chính lãi suất thấp cho những tổ chức thể hiện sự xuất sắc trong tích hợp ESG có thể là một chiến thắng lớn.
Sử dụng sự khích lệ và rõ ràng để thúc đẩy khát vọng
Một phần quan trọng trong vai trò của COP là phản ánh tình trạng thiếu sự tiến bộ và thất bại trong việc giảm phát xạ và thích ứng. Nhưng để thích nghi, chúng ta cũng cần được khuyến khích. Vì vậy, chúng tôi cần COP cần tán dương nhiều hơn khi điều gì đó tích cực xảy ra. Một phản ánh nữa là COP thường thiếu sự gắn kết sau khi hội nghị diễn ra ở cấp quốc gia riêng lẻ. Tập trung nhiều hơn vào khía cạnh này sẽ giúp xác định chính xác những gì cần phải làm để doanh nghiệp và các bên liên quan khác có thể điều chỉnh và lập kế hoạch chính xác. Đó là việc liên tục tương tác với hệ sinh thái rộng lớn hơn để đưa tính bền vững lên một tầm cao mới.
Chúng ta thường thấy sự đổi mới xuất hiện khi cần thiết. Tính bền vững cũng không ngoại lệ. Miễn là chúng ta tiếp tục đặt những câu hỏi thích hợp về phương pháp đánh giá, giải quyết và tiến về phía trước, thì chúng ta có thể thích nghi. COP cung cấp nền tảng để tìm hiểu, điều tra và xem xét các vấn đề một cách tổng thể. Chúng ta phải tận dụng thời gian này để đặt mục tiêu và ưu tiên những thách thức phía trước thông qua góc nhìn từ phía nhiều bên liên quan. Ngay cả với những mục tiêu khó khăn, sẽ luôn có một số mục tiêu nhỏ và dễ dàng đạt đuôc mà chúng ta có thể chọn, từ đó nó giúp chúng ta giải quyết và thực hiện một bước tích cực hướng tới mục tiêu lớn hơn.