Hướng dẫn của OECD về việc áp dụng các quy định về giao dịch liên kết trong bối cảnh đại dịch Covid-19
OECD hướng dẫn giao dịch liên kết giữa Covid-19
Về cơ bản, hướng dẫn tập trung vào 4 thách thức quan trọng mà các doanh nghiệp trên toàn thế giới có thể hoặc sẽ phải gặp phải trong việc tuân thủ các quy định pháp ly về giao dịch liên kết tại quốc gia sở tại trong thời kì đại dịch đang diễn ra. Cụ thể như sau:
Phân tích tương đồng
Những biến động bất thường của nền kinh tế sau sự bùng phát của dịch Covid-19 đã khiến cho quá trình phân tích tương đồng phát sinh một số vấn đề nhất định, đặc biệt đó là làm giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng thông tin so sánh cũ. Lý do là vì dữ liệu đó sẽ bị sai lệch nhiều khi có những thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận và chiến lược giá của hầu hết các doanh nghiệp.
Do đó, người nộp thuế và bộ phận hành chính thuế sẽ phải đưa ra các phương pháp tiếp cận thực tế khác nhau, mà nó có thể áp dụng nhằm đảm bảo việc phân tích so sánh chặt chẽ để đảm bảo việc tuân thủ và nhất quán với các nguyên tắc và quy định của cơ quan quản lý thuế địa phương. Một số cách tiếp cận được OECD đề cập trong hướng dẫn của mình bao gồm những nội dung sau:
- Các nguồn thông tin khác nhau để hỗ trợ việc xây dựng phân tích tương đồng
- Các cách tiếp cận thực tế để xử lí việc thiếu sót thông tin bao gồm:
- Vận dụng các phán quyết thương mại hợp lí dựa trên các thông tin cập nhật đương thời
- Phương pháp kiểm thử kết quả từ việc xác định giá thị trường
- Sử dụng nhiều hơn một phương pháp xác định mức giá cho các giao dịch liên kết
- Chia nhỏ các giai đoạn kiểm thử dữ liệu có thể được sử dụng để xác định giá thị trường và xử lí phù hợp các chương trình / viện trợ can thiệp của chính phủ
- Đưa cơ chế điều chỉnh giá vào các giao dịch có kiểm soát
- Sử dụng khoản lỗ để so sánh
Lỗ và phân bổ chi phí dưới sự ảnh hưởng của dịch Covid-19
Do đại dịch, nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chịu tổn thất do việc giảm nguồn cầu, gián đoạn trong chuỗi cung ứng hay trong hoạt động kinh doanh, không có khả năng sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ do phát sinh chi phí bất ngờ. Do đó, việc phân bổ các khoản lỗ giữa các công ty liên kết có thể làm phát sinh các tranh chấp về thuế.
Trong hướng dẫn của mình, OECD đã giải quyết những vấn đề trên theo 3 khía cạnh sau
- Phân bổ lỗ cho các đối tượng có ít rủi ro - Hướng dẫn của OECD quy định rằng khi đánh giá các rủi ro mà một bên phải chịu trong một giao dịch được kiểm soát, cơ quan quản lý thuế nên xem xét kĩ càng cơ sở thương mại đối với bất kỳ thay đổi có chủ đích nào trong rủi ro mà một bên đã dự đoán trước và sau khi đại dịch bùng phát (và cân nhắc đến việc phân định chính xác sự thay đổi có chủ đích đó).
- Sửa đổi các thỏa thuận liên doanh nghiệp hiện có - OECD cho rằng các bên liên quan cũng có thể xem xét sửa đổi các thỏa thuận liên doanh nghiệp và / hoặc việc thực hiện của họ trong các mối quan hệ thương mại. Điều tương tự có vẻ phù hợp vì việc phân định chính xác giao dịch được kiểm soát sẽ xác định được rằng liệu việc sửa đổi các thỏa thuận liên doanh nghiệp có phù hợp với việc thực hiện của các bên không liên quan hoạt động trong các trường hợp có thể so sánh được hay không.
- Phân bổ chi phí hoạt động / chi phí ngoại lệ giữa các bên liên quan - Hướng dẫn quy định rằng để xác định doanh nghiệp liên kết nào phải chịu chi phí ngoại lệ, cần phải phân định chính xác giao dịch được kiểm soát để làm rõ ai có trách nhiệm cho các hoạt động liên quan đến chi phí liên quan và người chịu rủi ro liên quan đến các hoạt động này.
Tác động của điều khoản bất khả kháng đối với việc phân bổ lỗ
Do ảnh hưởng của đại dịch, một số người nộp thuế có thể tìm cách áp điều kiện bất khả kháng đối với các tình huống không được nêu trong thỏa thuận liên công ty liên quan hoặc có thể tìm cách thay đổi một thỏa thuận liên công ty hiện có để chèn thêm một điều khoản bất khả kháng, hay tìm cách cho rằng một cuộc thương lượng lại trên nguyên tắc giá thị trường sẽ có kết quả kinh tế tương tự. Do đó, trong những tình huống như vậy, hướng dẫn của OECD đề nghị rằng cơ quan quản lý thuế nên xem xét kĩ càng các cơ sở xác nhận đó dựa trên giao dịch đã được phân định chính xác (bao gồm cả việc đánh giá hành vi của các bên, cả trước đó và trong thời điểm hiện tại) cũng như các trường hợp có tính chất ảnh hưởng về mặt kinh tế của giao dịch.
Các chương trình hỗ trợ của Chính phủ
Hướng dẫn của OECD tuyên bố rằng các điều khoản và điều kiện từ các chương trình hỗ trợ của chính phủ liên quan đến ảnh hưởng của dịch Covid-19 cần được xem xét khi xác định tác động của các chương trình này đối với các giao dịch được kiểm soát, cũng như khi so sánh tác động của chúng với các chương trình hỗ trợ khác đã có từ trước. Hơn nữa, khi phân tích từng điểm cụ thể trong các chương trình hỗ trợ từ Chính phủ, không thể bỏ qua tác động kinh tế của chúng đối với giao dịch được phân định chính xác.
Do đó, sự xác đáng về góc độ kinh tế của những hỗ trợ đó sẽ có tác động đến việc phân định chính xác giao dịch được kiểm soát cũng như phân tích so sánh. Nếu hỗ trợ của Chính phủ phù hợp về mặt mặt kinh tế, thông tin này nên được đưa vào như một phần của văn bản để hỗ trợ các phân tích xác định giá trong giao dịch liên kết.
OECD cũng gợi ý rằng nếu người nộp thuế đang áp dụng các phương pháp tiếp cận một chiều như phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi hoặc phương pháp so sánh lợi nhuận (“TNMM” – Transactional Net Margin Method), thì việc áp dụng nguyên tắc kế toán đối với các khoản hỗ trợ của Chính phủ cho cả bên được kiểm tra hay bất kỳ bên so sánh nào cũng cần được xác định cụ thể, đặc biệt khi bên được kiểm tra và bên được so sánh áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau.
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA)
OECD khuyến nghị rằng những người nộp thuế có thể gặp nhiều thách thức khi áp dụng các thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế hiện tại (APAs) trong điều kiện nền kinh hiện nay. Do đó, phương pháp tiếp cận hợp tác và minh bạch thông qua việc thông báo kịp thời những vấn đề này với các cơ quan quản lý thuế là phương pháp mà người nộp thuế hiện nay nên cân nhắc. Người nộp thuế cũng không nên đơn phương tìm cách giải quyết mà không tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý thuế của quốc gia sở tại.
Hơn nữa, hầu hết các APAs đều bao gồm nhiều giả định quan trọng về các điều kiện kinh tế và hoạt động kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến các giao dịch được đề cập trong APAs. Sự ảnh hưởng của đại dịch và các cách ứng phó từ chính phủ đã có tác động đáng kể đến tình hình kinh tế - thị trường và có khả năng được cho là vi phạm các giả định đó. Tuy nhiên, OECD cho rằng, một thay đổi trong kết quả kinh doanh tại thời điểm bị ảnh hưởng bởi đại dịch cũng không dẫn đến việc vi phạm bất kì một giả định quan trọng nào (trừ khi APAs có một giả định quan trọng liên quan đến những thay đổi trong kết quả kinh doanh). Do đó, nếu cơ quan hành chính thuế cho rằng các giả định quan trọng trong APA không bị vi phạm, thì đối với quy định về APA hiện tại, như đã thỏa thuận, phải tiếp tục được tôn trọng, duy trì và nâng cao.
Tóm lại, đối với người nộp thuế và các cơ quan thuế khi trao đổi các thỏa thuận APAs dự định áp dụng cho năm tài chính 2020, họ được khuyến khích áp dụng phương pháp tiếp cận hợp tác và linh hoạt để xác định cách tính sao cho phù hợp với các điều kiện kinh tế hiện tại cũng như phương pháp tiếp cận khác có liên quan đến việc lieu chỉnh APAs.